Mất răng toàn hàm là tình trạng thường thấy ở người cao tuổi. Vậy nguyên nhân dẫn đến mất răng toàn hàm là gì? Hậu quả của mất răng toàn hàm có nghiêm trọng không? Cùng https://truimplant.blogspot.com tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết sau.
1. Nguyên nhân gây mất răng ở người lớn
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn, chẳng hạn như:
Hậu quả của các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu...
Do chấn thương làm hỏng răng, gãy răng.
Do răng số 8 mọc lệch làm hỏng răng bên cạnh, hỏng chân răng nên phải loại bỏ răng.
Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Ăn uống không đủ chất như canxi, kali... làm răng bị suy yếu dễ dẫn tới tình trạng mất răng.
Do tuổi tác: Đây là nguyên nhân không thể thay đổi được, khi tuổi tác càng cao các hoạt động nhai, nghiến và cắn dùng lâu dần sẽ gây bào mòn lớp men và các góc cạnh của răng, dẫn tới hiện tượng lão hóa. Lão hóa răng khiến cho răng không còn chắc khoẻ và dẫn đến mất răng.
2. Hậu quả của việc mất răng?
Cho dù nguyên nhân đằng sau là gì thì tình trạng mất răng ở người lớn đều sẽ không thể phục hồi được, việc mất răng có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng chẳng hạn như:
Làm giảm chức năng ăn nhai
Khi mất một chiếc răng thì thực thế cũng ta đã mất đi gấp đôi phần hệ số nhai của chiếc răng đó, bởi vì răng tương tự ở hàm đối diện cũng sẽ mất đi chức năng nhai vốn có. Khi đó sẽ giảm khả năng nghiền thức ăn trước khi vào trong cơ thể, làm nguy cơ dễ tạo ra tình trạng đau dạ dày, đặc biệt chính là khả năng ăn nhai bị tác động nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi lực nhai bị suy giảm còn ảnh hưởng đến lối sống, chất lượng cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân.
>>>Xem ngay: Mòn răng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Xô lệch răng và gây sai khớp cắn
Việc mất răng không chỉ làm giảm sút đi lực nhai, mà còn gây ra hiện tượng xô lệch các răng còn lại ở trong hàm, gây ra hiện tượng rối loạn khớp cắn. Các răng gộp lại với nhau là một chỉnh thể thống nhất nâng đỡ, cân bằng lẫn nhau trên cung hàm, hỗ trợ phân bố đều lực nhai.
Khi mất một răng, thì răng ở hàm đối diện vị trí răng mất khi mất đi sự nâng đỡ, dần dần sẽ trồi lên hoặc thòng xuống phía răng bị mất. Điều này dần dần dẫn đến việc hỏng khớp cắn tự nhiên của hàm, ảnh hưởng đến các hoạt động nhai cắn, gây đau đau nhức khi nhai.
Mất răng làm cho phần lực ăn nhai không được phân bố đồng đều, hai răng bên cạnh vị trí răng bị mất không còn điểm tựa, các răng dần sẽ có xu hướng xô lệch, xê dịch về vị trí răng mất, lâu dần, sẽ tạo khoảng trống cho các răng khác sẽ bị tiếp tục xô lệch.
Không những gây ảnh hưởng thẩm mỹ của hàm răng mà còn bị gây ảnh hưởng tới các răng còn lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn nhai về lâu về dài. Không những thế khi có các khoảng kẽ trong răng thì thức ăn rất dễ bị vắt vào và làm vi khuẩn tích tụ, phát triển dẫn tới các bệnh lý răng miệng ra tăng.
Tiêu xương ổ răng
Sau khi mất răng, thì xương hàm xung quanh ổ răng đã mất bắt đầu tiêu đi do hiện tượng đào thải tự nhiên của cơ thể. Xương ở vùng răng mất sẽ tiêu đi rất nhanh chóng, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ hàm răng và gây ảnh hưởng tới đến việc phục hình sau này, nếu điều trị cần ghép xương.
>>>Tham khảo thêm: Biến chứng mất răng toàn hàm
Tiêu xương cũng làm thay đổi hình dạng khuôn mặt như hóp má, không còn điểm tựa da mặt bị chảy xệ nếp nhăn sẽ xuất hiện nhanh hơn, khuôn mặt già đi so với tuổi. Ngoài ra, tiêu xương ổ răng còn làm giảm khả năng nâng đỡ hàm răng và cũng khiến hàm giảm lực nhai, răng trở nên lỏng lẻo hơn.
Để giảm quá trình lão hóa răng, Cô Chú, Anh Chị cần đảm bảo một chế độ ăn phù hợp, vệ sinh răng miệng đúng cách. Và đừng quên theo dõi trang để trang bị thêm cho mình những kiến thức implant bổ ích.
Post A Comment: