Mất răng toàn hàm gây nhiều vấn đề như suy giảm chức năng ăn nhai nghiêm trọng, tiêu xương hàm, khiến người bị mất răng trông già hơn so với tuổi thật… Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, ngày nay có rất nhiều phương pháp phục hồi răng toàn hàm, giúp người bệnh khắc phục hiệu quả các vấn đề trên. Cùng truimplant.blogspot.com tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết sau.
1. Nguyên nhân dẫn đến mất răng toàn hàm
Những nguyên phổ biến gây mất răng toàn bộ hàm bao gồm:
1.1. Viêm nha chu kéo dài
Viêm nha chu (viêm lợi) là tình trạng tổ chức quanh răng (nướu, men răng, dây chằng và xương ổ răng) bị nhiễm trùng. Lúc này, nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu viêm, túi nha chu được thành lập khiến răng dần bị lung lay và cuối cùng là mất răng.
1.2. Sâu răng, nhiễm trùng chóp chân răng
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng là vệ sinh răng miệng kém trong thời gian dài. Mảng bám và các vụn thức ăn thừa tích tụ trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, ăn mòn men răng sau đó lan dần đến tủy răng, phá vỡ toàn bộ cấu trúc răng.
1.3. Chấn thương vùng đầu mặt cổ
Chấn thương vùng đầu, mặt hay cổ có thể làm tổn thương thực thể đối với răng, nướu, xương ổ răng (xương giữ ổ răng), hoặc mô mềm của miệng, bao gồm cả môi và lưỡi. Riêng tổn thương ở răng có thể mức độ nhẹ: sứt mẻ các lớp răng bên ngoài (men và ngà răng) cho đến mức độ nặng: gãy dọc, chéo hoặc ngang của răng hoặc gãy toàn bộ chân răng, dẫn đến mất răng.
1.4. Tuổi tác
Tương tự các bộ phận khác, răng cũng sẽ dần lão hóa theo thời gian. Ngoài ra, do có cấu tạo và bản chất giống xương nên tình trạng loãng xương, thiếu canxi ở người lớn tuổi cũng là yếu tố khiến người lớn tuổi dễ bị mất răng.
>>>Tìm hiểu rõ hơn tại: NGUYÊN NHÂN GÂY RA VIÊM NƯỚU KHIẾN NGƯỜI TRUNG NIÊN KHÔNG NGỜ TỚI
2. Tác hại của việc mất răng toàn hàm
Mất răng toàn hàm để lại rất nhiều hệ quả tiêu cực như:
2.1. Suy giảm chức năng ăn nhai nghiêm trọng
Để răng có thể cắn, xé và nghiền nát thức ăn hiệu quả cần có sự phối hợp giữa hàm trên và hàm dưới. Vì thế, nếu mất 1 hoặc đồng thời cả 2 răng, chức năng ăn nhai sẽ bị giảm sút nghiêm trọng, dẫn đến không thể nghiền nhỏ thức ăn.
2.2. Nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa
Răng miệng là tuyến đầu của hệ tiêu hóa, đảm nhận nhiệm vụ nghiền nhỏ thức ăn giúp cho việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng. Khi bị suy giảm chức năng ăn nhai nghiêm trọng do mất răng toàn hàm, các bộ phận khác của hệ tiêu hóa bắt buộc phải “làm việc” nhiều hơn. Hậu quả là hệ tiêu hóa sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, xuất hiện nhiều bệnh lý như táo bón, viêm loét dạ dày, thủng đường ruột…
2.3. Tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm (bệnh tiêu xương ổ răng) mô tả tình trạng suy giảm mật độ, chiều cao, thể tích của xương ổ răng và xung quanh chân răng. Tình trạng này thường gặp ở những người bị mất răng lâu năm.
2. Tổng hợp 3 giải pháp cho người mất răng toàn hàm
Có 3 phương pháp phổ biến giúp phục hồi răng toàn hàm, bao gồm:
3.1. Dùng hàm tháo lắp cổ điển
Hàm tháo lắp toàn hàm cấu tạo gồm 2 bộ phận: các răng giả và nền hàm được thiết kế gần giống phần nướu thật. Đây là phương pháp phục hình răng phổ biến và tiết kiệm nhất hiện nay.
Hàm giả tháo lắp là phương pháp cơ bản để phục hồi răng bị mất
Ưu điểm của hàm tháo lắp cổ điển:
Dễ dàng tháo lắp, vệ sinh.
Thời gian chờ đợi nhận hàm giả ngắn, chỉ cần 1 tuần là hoàn thành.
Chi phí vừa phải, khoảng 15 triệu/hàm.
Không yêu cầu người bệnh phải có mật độ xương hàm tốt.
Nhược điểm:
Tính thẩm mỹ thấp.
Gây tiêu xương hàm nhanh chóng do áp lực từ hàm giả tạo ra.
Làm giảm khẩu vị do thức ăn không tiếp xúc được với niêm mạc miệng.
Lỏng lẻo, dễ rơi rớt khi ăn uống và cử động nên gây cản trở lớn với sinh hoạt hàng ngày.
Chỉ thích hợp với hàm trên do khả năng chịu lực kém.
3.2. Dùng hàm phủ trên Implant
Nhằm khắc phục tình trạng lỏng lẻo của hàm giả tháo lắp, phương pháp hàm phủ trên Implant đã ra đời. Phương pháp này sử dụng những khoá cài liên kết với Implant để giữ hàm tháo lắp sẽ được giữ vững chắc trên nền hàm hơn. Có 2 loại khoá cài phổ biến:
Khoá cài bằng bi: Mỗi Implant trong xương hàm sẽ được gắn với một khóa cài có hình bi và ăn khớp với một ổ chứa trên hàm giả.
Khoá cài bằng thanh bar: Hàm phủ sẽ gắn khít sát lên trên thanh nối bằng kim loại (được gắn với 2-5 Implant) và được giữ chặt tại chỗ bằng các khóa cài.
Hàm phủ trên Implant chắc chắn hơn so với hàm giả tháo lắp
Ưu điểm của hàm phủ trên Implant:
Dễ dàng tháo lắp và vệ sinh.
Thẩm mỹ hơn so với hàm tháo lắp cổ điển do sử dụng nhiều nướu giả hơn.
Tăng độ chắc chắn cho hàm giả tháo lắp, nhờ đó sức nhai cũng được cải thiện.
Thích hợp với những bệnh nhân tiêu xương nhiều hoặc người quá lớn tuổi.
Nhược điểm:
Giảm cảm giác ngon miệng bởi sự cản trở của nền hàm nên thức ăn không tiếp xúc được với niêm mạc.
Phải kiểm tra và thay các khoá cài thường xuyên (khoảng 6 tháng/lần).
Chi phí cao nếu phải sử dụng nhiều Implant.
Post A Comment: