Tiêu xương răng (tiêu xương hàm) do mất răng lâu ngày là vấn đề lo lắng của nhiều người. Liệu trồng răng Implant có cải thiện tiêu xương răng không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc.
1. Tiêu xương răng là gì? Nguyên nhân do đâu?
Tiêu xương răng hay còn gọi là tiêu xương ổ răng hay tiêu xương hàm là hiện tượng xương hàm tiêu biến dần sau khi bị mất răng hoặc do viêm nha chu khiến xương răng bị phá huỷ. Quá trình này làm cho mật độ, thể tích và chiều cao của xương hàm bị suy giảm.
Tiêu xương hàm sau mất răng lâu ngày
Tiêu xương hàm không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn, nhai mà còn tác động đến các xương khác làm mất đi tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Thông thường sau khi mất răng 3 tháng, mật độ răng sẽ giảm dần đi, lâu ngày xương sẽ trở nên xốp và tiêu dần, các chân răng bên cạnh cũng sẽ không còn cứng như trước, dẫn đến lệch khớp cắn, thưa răng, hư hại răng kề bên.
2. Trồng răng Implant có cải thiện được tiêu xương răng không?
Trồng răng Implant là giải pháp giúp cải thiện tình trạng tiêu xương răng hiệu quả. Tuỳ thuộc vào tình trạng mất răng cụ thể của bệnh nhân. Nếu tình trạng tiêu xương hàm ít, bệnh nhân có thể thực hiện trồng răng Implant. Sau quá trình cấy ghép vào xương hàm một trụ Implant được cấu tạo từ chất liệu Titanium an toàn, tương thích với cơ thể, trụ Titanium sẽ dần tích hợp với xương hàm, các mô xương sẽ bắt đầu được hình thành và bao xung quanh trụ Implant, hình thành liên kết vững chắc, giúp trụ được gắn chắc chắn vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng thật. Chân răng được phục hồi có tác dụng ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm cũng như các biến chứng của nó.
Trồng răng Implant giúp cải thiện tiêu xương hàm
Đối với trường hợp tiêu xương hàm nghiêm trọng, không đủ diện tích để đặt trụ Implant, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện ghép xương trước để đảm bảo đủ điều kiện trồng răng.
3. Tiêu xương hàm ảnh hưởng như thế nào đến cấy ghép Implant?
Trước khi thực hiện cấy ghép Implant, các bác sĩ sẽ thực hiện khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X-quang để đánh giá chuẩn xác tình trạng tiêu xương hàm của bệnh nhân. Nếu xương hàm không đủ chất lượng và số lượng, trụ Implant sau khi ghép vào sẽ lỏng lẻo, không chắc chắn trên khung hàm.
Giải pháp trồng răng Implant
Một số trường hợp tiêu xương hàm nặng mà vẫn cấy ghép trực tiếp trụ Implant vào có thể gây ra tình trạng trụ Implant bị đào thải khỏi cơ thể do không được cố định chắc chắn vào xương hàm.
Tiêu xương răng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong cấy ghép răng Implant. Do đó, ngay khi mất răng, bệnh nhân cần cân nhắc đến những cơ sở nha khoa trồng răng Implant chuyên sâu, uy tín để tránh tình trạng tiêu xương trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Địa chỉ trồng răng Implant chuyên sâu, uy tín tại TP. HCM
Để ngăn ngừa các biến chứng do tiêu xương hàm gây ra, người bệnh nên thực hiện trồng răng Implant từ sớm. Đối với các trường hợp tiêu xương nặng, bạn nên lựa chọn các địa chỉ nha khoa chuyên sâu để đảm bảo thực hiện thành công ca cấy ghép, cải thiện tình trạng tiêu xương hàm.
>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ trồng răng implant tại TP. HCM
Dr. Care - Implant Clinic là một trong những địa nha khoa uy tín hàng đầu, đi đầu trong việc ứng dụng phương pháp trồng răng Implant tại TP. HCM. Dr. Care có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao đã thực hiện thành công hơn 2000 ca cấy ghép. Bên cạnh đó, phòng khám luôn trang bị đầy đủ các thiết bị y tế, máy móc hiện đại nhằm đảm bảo thực hiện kỹ thuật cấy ghép Implant chính xác nhất.
Dr. Care Implant Clinic
Đến với phòng khám nha khoa Dr. Care, khách hàng sẽ được hướng dẫn lộ trình thực hiện cụ thể, được khám sức khỏe răng miệng tổng quát và chụp CT ConeBeam để đánh giá tình trạng xương hàm, từ đó nhận được những lời khuyên và sự trợ giúp của bác sĩ để lựa chọn dòng trụ Implant và lộ trình thực hiện phù hợp.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ qua hotline để được tư vấn miễn phí:
0909 478 910
Nguồn bài viết: Tổng hợp, Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant cho người trung niên Dr. Care Implant Clinic
Tài liệu phòng khám Dr. Care Implant Clinic
Google Slide: https://docs.google.com/presentation/d/1ZO2UcT-tMHH0kVYrA70mdSNYJII2-Yvx7BkhOO_nzT0/edit
Google Draw: https://docs.google.com/drawings/d/1hvMn53zcdRvJawYOScO_0Qj6Qj_V1fiRCVEcutzeB8k/edit
Google Colab.research: https://colab.research.google.com/drive/1SZqtKq4rC8f5GZf-lvuE2zGNMsMHJrN0
Post A Comment: