Tình trạng mất răng là nguyên nhân phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vậy mất răng hàm có bị hóp má không và có thể đi kèm với những hệ luỵ gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có được câu trả lời.
1. Mất răng hàm có bị hóp má không?
Hầu hết các Cô Chú, Anh Chị mất răng lâu ngày, đặc biệt là răng hàm thường sẽ dẫn đến tình trạng hóp má hay bị móm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Mất răng lâu ngày có thể dẫn đến hiện tượng hóp má và lão hoá sớm khuôn mặt
Khi mất đi răng hàm, vùng nướu và xương hàm tại vị trí răng mất không còn lực nhai tác động, lâu ngày dẫn đến tình trạng tiêu xương răng, teo nướu. Các khối cơ lúc này không còn được nâng đỡ sẽ bị chùng xuống, làm da nhăn nheo, chảy xệ và má bị hóp vào, khuôn mặt nhanh chóng bị lão hoá.
2. Hóp má và những biến chứng nguy hiểm khác của mất răng hàm
Ngoài những thay đổi trên gương mặt, mất răng hàm còn gây ra nhiều tác động đến sức khỏe người bệnh:
Suy giảm chức năng nhai, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá
Xô lệch răng, gây mất thêm răng
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Khó khăn trong giao tiếp
2.1. Suy giảm chức năng nhai, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá
Răng hàm giữ vai trò chính trong việc nghiền nát thức ăn. Khi mất răng hàm, răng đối diện cũng gần như mất đi chức năng của mình, điều này làm suy giảm đáng kể khả năng ăn, nhai thức ăn, gây khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống.
Thức ăn chưa được xử lí kĩ trước khi đưa xuống dạ dày khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, lâu dần có thể gây đau dạ dày, khó tiêu, giảm hấp thu tại ruột…
>> Xem thêm: Quy trình trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care
2.2. Xô lệch răng, gây mất thêm răng
Khi mất răng, các răng kế cận có xu hướng mọc lệch về phía răng trống, đồng thời răng đối diện cũng phát triển dài ra nhằm lấp đầy khoảng trống mất răng. Điều này khiến các răng bị xô lệch và tăng nguy cơ mất răng hàng loạt.
Các răng có xu hướng đổ dồn về khoảng trống mất răng dẫn đến xô lệch hàm, răng lung lay
2.3. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Hiện tượng tiêu xương răng, teo nướu khiến các dây thần kinh tiến gần đến vùng niêm mạc, dễ bị tác động làm tổn thương, dẫn đến đau dây thần kinh, rối loạn khớp thái dương hàm, đau đầu, thậm chí làm suy giảm trí nhớ.
2.4. Khó khăn trong giao tiếp
Răng có vai trò cộng hưởng âm tạo nên tiếng nói. Mất răng có thể khiến giọng nói bị thay đổi, phát âm không chính xác gây khó khăn trong giao tiếp hằng ngày. Nhiều Cô Chú, Anh Chị mất răng trở nên tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
3. Giải pháp Implant phục hồi răng hàm đã mất
Trồng răng Implant là phương pháp tiên tiến và phổ biến nhất hiện nay giúp Cô Chú, Anh Chị phục hồi răng đã mất. Phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết các tình trạng mất răng, từ mất 1 răng, 1 vài răng đến mất răng toàn hàm, có thể phục hồi răng ở nhiều vị trí khác nhau trên khung hàm.
Giải pháp cấy ghép Implant giúp nhiều Cô Chú, Anh Chị lấy lại nụ cười tự nhiên, tươi trẻ
Chân răng Implant được chế tác từ vật liệu Titanium an toàn, lành tính, được cấy ghép và tích hợp vững chắc với xương hàm tạo độ bền cao khi sử dụng, giúp Cô Chú, Anh Chị ăn nhai thoải mái, dễ dàng vệ sinh răng miệng.
>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ cấy ghép Implant uy tín tại tphcm
Răng Implant có hình dạng, kích thước và màu sắc giống như răng thật, mang lại cho Cô Chú, Anh Chị hàm răng chắc khỏe, tự nhiên và ngăn ngừa các vấn đề như tiêu xương hàm, hóp má hay lão hoá sớm.
4. Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic
Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép Implant và những kiến thức về trồng răng giả, vui lòng liên hệ Dr. Care – Nha khoa đầu tiên chuyên trồng răng Implant dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam.
Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Giờ làm việc:
+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM
+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
Post A Comment: