About

slider

Recent

Được tạo bởi Blogger.

Câu hỏi thường gặp

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất dành cho bệnh nhân cũng như người mới khám

Tôi cần mang theo những gì cho cuộc hẹn bác sĩ?

Tôi có thể đặt hẹn khám như thế nào?

Tôi sẽ gặp bác sĩ khám nào?

Tôi sẽ mất thời gian bao lâu?

Tôi có thể sử dụng hình thức thanh toán nào?

Cần chuẩn bị gì trước khi khám sức khỏe định kỳ?

Thứ 2 8h00 - 20h30
Thứ 3 13h30 - 20h30
Thứ 4 8h00 - 20h30
Thứ 5 13h30 - 20h30
Thứ 6 8h00 - 20h30
Thứ 7, CN 8h30 - 12h30
ăn gì nhanh lành vết thương,1,bảng giá trồng răng implant,90,cắm implant bị sưng,1,cấy ghép implant bị sưng mặt,1,chăm sóc răng sau khi cắm implant,2,drcareimplantclinic,106,khô cổ họng,2,lưu ý sau khi trồng răng implant,1,những điều cần lưu ý sau trồng răng implant,1,những lưu ý sau khi trồng răng implant,1,quy trình trồng răng Implant,14,răng khôn,1,răng miệng,32,răng sứ,5,sưng nướu răng,2,tiêu xương răng,1,tin-tuc,121,Trồng răng giả tháo lắp,1,trồng răng implant,113,trồng răng implant bị sưng mặt,1,trồng răng implant có đau không,6,trồng răng implant quận bình thạnh,1,trồng răng Implant Sài Gòn,1,trồng răng implant tại bình thạnh,1,trụ implant,1,trụ mỹ,2,tru-implant,29,tru-implant-duc,1,tru-implant-han-quoc,6,tru-implant-my,1,tru-implant-phap,1,tru-implant-thuy-si,3,vệ sinh răng Implant,1,

Tìm kiếm Blog này

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Welcome to https://drcareimplant.com - Hướng đến chất lượng dịch vụ ưu việt nhất, Dr. Care chỉ chuyên tâm nghiên cứu và điều trị các trường hợp mất răng ở độ tuổi trung niên. Dr. Care Implant Clinic ra đời với sứ mệnh giúp người trung niên tiếp tục tận hưởng cuộc sống được trọn vẹn: Cười thoải mái như xưa, ăn nhai ngon miệng như xưa, trẻ trung như xưa. #drcareimplant #drcareimplantclinic
Chào mừng bạn đến với Phòng Khám Nha Khoa Implant

/fa-fire/ YEAR POPULAR$type=one

Navigation

Thế nào là răng nhạy cảm? Đâu là nguyên nhân?

Răng nhạy cảm hay nhạy cảm ngà răng là hiện tượng răng ê buốt, khó chịu khi ăn nhai hay chịu lực kích thích

Răng nhạy cảm là có cảm giác ê buốt khi ăn một số thức ăn ngọt, chua, nóng, lạnh,... hay thay đổi thời tiết. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới răng nhạy cảm và gây ra nhiều phiền toái. Cùng https://truimplant.blogspot.com tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa răng nhạy cảm nhé!

1. Răng nhạy cảm là gì?

Răng nhạy cảm hay răng ê buốt là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt ở chân răng. Đây là bệnh lý mà răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi chịu những kích thích từ nhiệt độ nóng hoặc lạnh và ngoại lực, thường xuất hiện nhất ở những người trẻ và trung niên.


Răng có cấu tạo gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tuỷ răng. Trong điều kiện bình thường, ngà răng được bao phủ bởi men răng nhưng vì nhiều lý do, lớp men bao phủ này bị mài mòn, khả năng bảo vệ ngà răng suy giảm. Lúc này các ống thần kinh phải tiếp xúc trực tiếp với đồ uống và thức ăn nóng, lạnh, gây kích thích dây thần kinh, tạo ra những cơn ê buốt hay còn gọi là hiện tượng quá cảm ngà.


Răng nhạy cảm hình thành khi phần ngà răng bị ăn mòn

Răng nhạy cảm hình thành khi phần ngà răng bị ăn mòn

2. Dấu hiệu nhận biết răng nhạy cảm

Nhạy cảm ngà, hay nhạy cảm răng, là một vấn đề nha khoa phổ biến. Tình trạng này có thể tiến triển theo thời gian, và nó là kết quả của các vấn đề thường gặp như tụt nướu và mòn men răng. Hầu hết các bệnh nhân thuộc độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi.


Răng nhạy cảm bắt đầu hình thành khi phần 'ngà' mềm hơn nằm ở bên trong răng bị ăn mòn. Phần ngà nằm dưới lớp men và nướu răng. Hàng ngàn kênh dẫn truyền cực nhỏ chạy qua ngà hướng đến phần trung tâm răng. Một khi ngà răng bị ăn mòn, các tác nhân bên ngoài (như đồ uống lạnh) có thể kích thích các dây thần kinh bên trong răng và kết quả là tạo ra cơn đau buốt ngắn và nhói cho răng nhạy cảm

3. Nguyên nhân dẫn tới răng nhạy cảm

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới răng nhạy cảm bao gồm:

  • Thực phẩm chứa axit: Việc thường xuyên ăn những loại thực phẩm có hàm lượng axit cao như cam quýt, cóc, xoài, cà chua, dưa chua hay trà...có thể gây xói mòn men răng. Nên hạn chế ăn những thực phẩm này, hoặc có thể ăn thêm một miếng phô mai hoặc uống một ly sữa ngay sau khi ăn đồ chua để giảm tác hại của axit.

  • Lông bàn chải đánh răng cứng: Nếu đánh răng mạnh hay sử dụng các bàn chải quá cứng thì nướu có thể bị tổn thương và lộ ra lớp ngà. Từ đó, răng bị ê buốt khi ăn uống, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

  • Tụt nướu: Chân răng được bao bọc bởi các mô nướu. Tuy nhiên, nếu như bị bệnh nha chu, nướu có thể bị tụt và lộ ra lớp ngà nhạy cảm. Do đó, khi gặp phải tình trạng tụt nướu thì cần đến gặp bác sĩ nha khoa để có những lời khuyên và được can thiệp kịp thời.

  • Răng bị vỡ, nứt: Nhai đá, cắn kẹo cứng, hay tai nạn va đập có thể dẫn đến mẻ hoặc nứt răng. Khi một chiếc răng bị nứt, các đầu mút dây thần kinh bên trong sẽ bị kích thích khi ăn nhai. Ngoài ra, vết nứt cũng là nơi chứa vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến răng bị đau buốt.

  • Sâu răng: Sâu răng tạo ra các lỗ sâu trên răng, khi lỗ sâu vào tủy làm lộ các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng. Từ đó khiến răng dễ bị ê buốt. Cách tốt nhất trong trường hợp này là hãy giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, ăn uống đúng cách và nên đến nha sĩ kiểm tra răng định kì.

  • Nghiến răng: Mặc dù men răng là mô cứng nhất trong cơ thể, nhưng theo thời gian men răng cũng có thể bị mòn đi vì những thói quen mà nhiều người tưởng chừng vô hại ví dụ như nghiến răng. Vì vậy hãy hạn chế những hành động này để tránh làm răng bị ê buốt.

Nghiến răng khiến men răng bị mòn đi

Nghiến răng cũng là nguyên nhân khiến men răng bị mòn đi

4. Phòng ngừa răng nhạy cảm

Để phòng ngừa việc răng nhạy cảm thì chúng ta nên thường xuyên vệ sinh răng miệng, đây là một việc làm hết sức quan trọng đối với chăm sóc sức khỏe răng miệng. Một số điều sau đây nên làm để bảo vệ răng:

  • Nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ với kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.

  • Hãy dùng bàn chải có lông mềm mịn và chải răng nhẹ nhàng theo vòng tròn, không nên chải răng theo chiều ngang.

  • Cần thay bàn chải đánh răng thường xuyên khoảng 2 – 3 tháng/lần, hoặc có thể thay sớm hơn nếu bàn chải đã xơ

  • Hạn chế sử dụng những loại thức ăn có hại cho răng như thức ăn có đường, thức uống có ga và axit

  • Nếu có tật nghiến răng khi ngủ, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ liệu có nên dùng miếng bảo vệ răng vào ban đêm để hạn chế tình trạng này

  • Khám răng định kỳ

  • Sử dụng kem đánh răng có chứa thành phần quan trọng là flo giúp cấu trúc răng thêm chắc khỏe, ngăn ngừa răng nhạy cảm. Flo cũng làm tăng cường sự bù chất chất khoáng, nhằm phòng ngừa sâu răng trước khi lỗ sâu được phát hiện. Ngoài ra, một số thành phần đặc biệt trong kem đánh răng giúp làm răng trắng, sạch, mang lại nụ cười tự tin cho mỗi người.


Răng nhạy cảm tuy không quá có hại nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những chia sẻ trên giúp Cô Chú, Anh Chị phần nào hiểu hơn về tình trạng này. Đừng quên tiếp tục theo dõi trang để cập nhật thêm những thông tin và kiến thức implant bổ ích.
Share
Banner

Dr. Care Implant Clinic - Nha khoa trồng răng không đau

Post A Comment: