Há miệng ra bị đau hàm khiến bệnh nhân khó chịu, không há miệng to được, ăn uống và nói chuyện gặp nhiều khó khăn. Nhiều người không khỏi thắc mắc Há miệng ra bị đau hàm là biểu hiện bệnh lý gì, có nguy hiểm hay không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua những thông tin dưới đây.
1. Há miệng ra bị đau hàm là do đâu?
Há miệng ra bị đau hàm là tình trạng thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày. Thông thường, cơn đau sẽ xuất hiện bất chợt và nhanh chóng biến mất, tuy nhiên cũng có thể kéo dài dai dẳng do các bệnh lý nguy hiểm.
1.1. Tổn thương vùng hàm mặt
Những va chạm do các sự cố bất chợt trong sinh hoạt, tập luyện hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột có thể làm trật khớp thái dương hàm gây đau khi cử động miệng.
1.2. Đau hàm do căng thẳng
Lo lắng, áp lực trong công việc cũng có thể là nguyên nhân gây đau hàm vì khi căng thẳng, các nhóm cơ mặt có xu hướng bị căng cứng, bao gồm cả các cơ hàm, dẫn đến mỏi cơ, đau cơ khi vận động.
1.3. Nằm ngủ sai tư thế
Nằm sấp, nằm nghiêng đầu sang một bên gây áp lực lên xương hàm trong một thời gian dài có thể làm lệch khớp cắn, khiến xương hàm bị đau khi ngủ dậy.
Há miệng ra bị đau hàm là do đâu?
1.4. Đau hàm do răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch có xu hướng đâm vào các răng bên cạnh, có thể dẫn đến xô lệch hàm gây đau nhức xương hàm, nếu không điều trị kịp thời có khả năng gây sưng nướu, viêm chân răng, hư răng.
1.5. Viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau quai hàm, cơn đau thường xuất hiện thành từng đợt, lặp đi lặp lại nhiều lần ở vùng nối giữa hàm dưới với xương sọ, có thể gây co thắt cơ và mất cân bằng trong vận động.
2. Dấu hiệu cần thăm khám khi bị đau quai hàm
Đau quai hàm rất dễ nhận biết và thông thường người bệnh có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên, khi gặp phải một số biểu hiện sau, cô chú, anh chị nên thăm khám tại các cơ sở y tế:
Khóa hàm: Hàm không cử động được hoặc cử động khó khăn là dấu hiệu của hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm, lệch khớp cắn dẫn đến cơ hàm không thể cử động như bình thường.
Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu đau quai hàm bất thường
Hàm đau dai dẳng đi kèm triệu chứng sốt: đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý như sâu răng, mọc răng khôn hay phản ứng của cơ thể do nhiễm trùng, viêm nướu, viêm khớp thái dương hàm…
Sưng hàm và có dấu hiệu răng lung lay: dấu hiệu này cho thấy xương hàm đang bị tổn thương nghiêm trọng có thể do ung thư. Trường hợp này tuy rất hiếm như cô chú, anh chị vẫn nên lưu ý.
3. Cách phòng ngừa tình trạng đau quai hàm
Tình trạng đau quai hàm có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, do đó chúng ta cần chú ý duy trì các thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt phù hợp để tránh được tình trạng bất tiện này:
Tập thói quen nhai đều 2 bên hàm để cân đối lực tác động lên khung hàm cũng như lên khớp thái dương hàm.
Ngủ đúng tư thế để xương hàm không phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài.
Loại bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ khiến xương hàm phải cử động với cường độ cao và liên tục.
Loại bỏ thói quen nghiến răng và điều chỉnh tư thế ngủ giúp giảm áp lực lên xương hàm
Hạn chế các đồ ăn quá dai hoặc quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh gây tổn thương răng.
Vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần/ ngày và đánh răng đúng cách giúp có được một hàm răng chắc khỏe.
Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần giúp kiểm tra và phát hiện kịp thời các bệnh lý về răng miệng.
4. Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic
Để được tư vấn kỹ càng hơn, Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ Dr. Care - Implant Clinic - Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam.
Địa chỉ: P3-0.SH08, Tòa nhà Park 3, Khu đô thị Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Nguồn bài viết: Tổng hợp, Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant cho người trung niên Dr. Care Implant Clinic
Post A Comment: